Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế: Tách TP Huế thành 2 quận; thành lập mới 1 thị xã; sáp nhập 2 huyện
Ngày cập nhật 08/01/2024

Theo Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chinh phủ phê duyệt, đến 2025, thành phố Huế dự kiến sẽ tách thành 2 quận, thành lập thị xã Phong Điền, sáp nhập huyện Phú Lộc và huyện Nam Đông.

Theo Quy hoạch, về phát triển hệ thống đô thị, các đô thị được định hướng phát triển bền vững dựa trên nền tảng di sản văn hóa, di sản thiên nhiên đã từng có vai trò trong lịch sử gắn liền với quá trình hình thành Cố đô Huế về địa thế, kiến trúc cảnh quan, sinh thái, môi trường, giao thương,… và cửa ngõ để xác định công tác bảo tồn của từng đô thị phù hợp với từng giai đoạn nhằm phát triển kinh tế xã hội, bảo tồn, phát huy giá trị đặc sắc Cố đô và các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể đã được UNESCO công nhận.

Quy hoạch không gian đô thị thành phố trực thuộc trung ương được xác định là tập hợp đô thị di sản văn hóa và cảnh quan thiên nhiên có liên quan mật thiết với Cố đô Huế (như núi Kim Phụng, núi Duệ Sơn, Làng Cổ Phước Tích, Phá Tam Giang, đầm Cầu Hai, núi Bạch Mã, Hải Vân Quan, cửa biển Tư Hiền,...). 

Trong đó, Khu vực dự kiến hình thành đô thị và các đô thị trực thuộc (gồm đô thị trung tâm: thành phố Huế hiện hữu dự kiến tách thành 02 quận, thị xã Hương Thủy dự kiến thành lập quận, thị xã Hương Trà dự kiến thành lập quận; đô thị Phong Điền và đô thị Chân Mây,…) để bảo tồn, hỗ trợ bảo tồn, phát huy giá trị đặc sắc cố đô và di sản văn hóa vật thể, phi vật thể đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận. 

Các cơ sở hạ tầng quan trọng của cấu trúc đô thị được hình thành, các vùng kết nối với thành phố thành một thể thống nhất, đảm bảo sự gắn kết chặt chẽ, hợp lý giữa thành thị và nông thôn phù hợp với tiềm năng, lợi thế và đặc thù riêng có của Thừa Thiên Huế.

Đến 2025, Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc trung ương với 09 đơn vị hành chính

Đến năm 2025, xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc trung ương với 09 đơn vị hành chính gồm 02 quận (trong đó thành phố Huế chia thành quận phía Bắc sông Hương và quận phía Nam sông Hương), 03 thị xã (thị xã Hương Thủy, thị xã Hương Trà và thành lập thị xã Phong Điền) và 04 huyện (Phú Vang, Quảng Điền, A Lưới và dự kiến sáp nhập huyện Phú Lộc với huyện Nam Đông). 

Trong đó thị xã Phong Điền, thị xã Hương Thủy, thị xã Hương Trà là các đô thị trực thuộc có vai trò để bảo tồn, hỗ trợ đô thị trung tâm, phát huy giá trị đặc sắc cố đô và di sản văn hóa vật thể, phi vật thể đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận.

Đến năm 2030, thành phố Thừa Thiên Huế trực thuộc trung ương với 09 đơn vị hành chính gồm: 03 quận (quận phía Bắc sông Hương, quận phía Nam sông Hương, quận Hương Thủy), 02 thị xã (Hương Trà, Phong Điền) và 04 huyện (Phú Vang, Quảng Điền, A Lưới, huyện Phú Lộc - Nam Đông); đầu tư xây dựng đô thị Chân Mây (gồm Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô và phần mở rộng) đạt tiêu chí đô thị loại III để phát triển kinh tế, bảo tồn, hỗ trợ bảo tồn, phát huy giá trị đặc sắc cố đô và di sản văn hóa vật thể, phi vật thể đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận.

Thừa Thiên Huế phát triển theo mô hình đô thị trung tâm và các đô thị động lực trong mối quan hệ gắn kết chặt chẽ giữa đô thị - nông thôn - thiên nhiên, thúc đẩy liên kết vùng. Đẩy nhanh tốc độ và chất lượng đô thị hóa gắn với nâng cao hiệu quả kinh tế đô thị, phát triển các đô thị đồng bộ về kinh tế, xã hội, kết cấu hạ tầng, kiến trúc, nhà ở, chất lượng sống của người dân. 

Chú trọng phát triển các công trình, dự án xây dựng thấp tầng, thiết kế tự nhiên, thân thiện với môi trường. 

Mở rộng không gian phát triển đô thị theo hướng Đông - Tây. 

Trong đó, xây dựng khu vực phía Bắc sông Hương trở thành quận trung tâm văn hoá di sản thế giới.

Khu vực phía Nam sông Hương là quận trung tâm hành chính chính trị, văn hóa, dịch vụ du lịch, thương mại, tài chính, y tế, giáo dục.

Hương Thuỷ là quận gắn với khu công nghiệp và sân bay quốc tế Phú Bài trở thành trung tâm công nghiệp, dịch vụ, vận tải, logistics.

Phát triển đô thị Hương Trà gắn với công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; đô thị Chân Mây gắn với Khu kinh tế trở thành trung tâm giao thương quốc tế lớn và hiện đại.

Thị xã Phong Điền là trung tâm tổng hợp về công nghiệp, thương mại, dịch vụ và du lịch.

Mô hình đô thị di sản trung tâm hướng tới bảo tồn toàn vẹn các yếu tố cốt lõi của không gian di sản Cố đô Huế đồng thời mở ra các hướng phát triển mới, hình thành một tập hợp các đô thị chuyên đề có khả năng liên kết và sức cạnh tranh cao, với các không gian trung tâm có tính chất quy tụ, đa chiều, hướng biển, lấy đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, Sông Hương và các chi lưu làm trục cảnh quan chủ đạo.

Tầm nhìn đến năm 2050: Thừa Thiên Huế - thành phố trực thuộc trung ương với mô hình đô thị trung tâm gồm 04 quận (quận phía Bắc sông Hương, quận phía Nam sông Hương, quận Hương Thủy, quận Hương Trà); 01 thành phố (Chân Mây); các thị xã và các huyện.

 Tập trung xây dựng thành phố Chân Mây trở thành đô thị thông minh, hiện đại theo mô hình thành phố trong thành phố gắn với khu kinh tế biển, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội sau năm 2030.

PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG ĐÔ THỊ 

TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 

TT

Đô thị

Loại đô thị

Năm 2020

Đến năm 2025

Đến năm 2030

I

Hệ thống đô thị

     

1

Thành phố Huế*

I

   
 

Quận Bắc sông Hương

 

I

I

 

Quận Nam sông Hương

 

I

I

2

Thị xã Hương Thuỷ**

IV

IV

I

3

Thị xã Hương Trà

IV

IV

IV

4

Huyện Phong Điền*

 

IV

IV

4.1

Thị trấn Phong Điền

V

IV

IV

4.2

Đô thị mới Phong An

V - ĐTM

IV

IV

5

Huyện Quảng Điền

 

_

_

5.1

Thị trấn Sịa

V

V

V

5.2

Đô thị mới Thanh Hà

 

V - ĐTM

V - ĐTM

5.3

Đô thị mới Vĩnh Tu

   

V - ĐTM

5.4

Đô thị mới Quảng Phú

   

V - ĐTM

6

Huyện Phú Vang

 

_

 

6.1

Thị trấn Phú Đa

V

V

V

6.2

Đô thị mới Vinh Thanh

V - ĐTM

V - ĐTM

V - ĐTM

6.3

Đô thị mới Phú Mỹ

 

V - ĐTM

V - ĐTM

6.4

Đô thị mới Phú Thuận

   

V - ĐTM

6.5

Đô thị mới Phú Hồ

   

V - ĐTM

6.6

Đô thị mới Phú An

   

V - ĐTM

7

Huyện Phú Lộc*

     

7.1

Thị trấn Phú Lộc

V

V

Phấn đấu xây dựng đô thị Chân Mây** đạt tiêu chí đô thị loại III

7.2

Thị trấn Lăng Cô

V

V

7.3

Đô thị mới Lộc Thuỷ

 

V - ĐTM

7.4

Đô thị mới Lộc Tiến

 

V - ĐTM

7.5

Đô thị mới Lộc Vĩnh

 

V - ĐTM

7.6

Đô thị mới Vinh Hưng

 

V - ĐTM

7.7

Đô thị mới Vinh Hiền

 

V - ĐTM

7.8

Đô thị mới La Sơn

V - ĐTM

V - ĐTM

V - ĐTM

8

Huyện Nam Đông*

     

8.1

Thị trấn Khe Tre

V

V

V

9

Huyện A Lưới

 

_

 

9.1

Thị trấn A Lưới

V

V

V

9.2

Đô thị mới Lâm Đớt

   

V - ĐTM

9.3

Đô thị mới Hồng Vân

   

V - ĐTM

II

Tỷ lệ đô thị hóa (%)

   

Khoảng 70%

 

Ghi chú:

(*) Đến năm 2025: Thành phố Huế hiện nay dự kiến tách thành 02 quận (quận Bắc sông Hương và quận Nam sông Hương); thành lập thị xã Phong Điền; sáp nhập huyện Phú Lộc và huyện Nam Đông.

(**) Đến năm 2030: Nâng cấp thị xã Hương Thủy lên quận Hương Thủy; phấn đấu xây dựng đô thị Chân Mây thành đô thị loại III (phạm vi cụ thể của đô thị Chân Mây được xác định trong Quy hoạch chung đô thị và đề án phân loại đô thị).

Trong quá trình xây dựng phát triển đô thị, các đô thị đạt tiêu chí phân loại đô thị sớm hơn hoặc muộn hơn định hướng thì thực hiện thủ tục đánh giá, công nhận loại đô thị tại thời điểm đánh giá đạt các tiêu chí phân loại đô thị theo quy định của pháp luật. Đối với các đô thị dự kiến mở rộng, không gian đô thị sẽ được cụ thể hóa trong quy hoạch xây dựng hoặc sắp xếp đơn vị hành chính.

Theo Cổng TTĐT Chính phủ
Các tin khác
Xem tin theo ngày  

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Thống kê truy cập
Truy cập tổng 884.537
Truy cập hiện tại 26